Mặt bằng chính là yếu tố quyết định 50% sự thành công trong kinh doanh, phần còn lại chia đều cho hiệu quả trong việc marketing, giá cả, chất lượng sản phẩm và tác phong phục vụ của cửa hàng. Vì thế, sau đây Việt POS Rack xin giới thiệu đến quý khách hàng bí quyết chọn mặt bằng kinh doanh, mang lại lợi ích kinh doanh vượt trội.

Tham khảo thêm

-->>> Khoảng cách lối đi siêu thị, mini mart bao nhiêu là chuẩn?

-->>> Cách bố trí kệ trưng bày trong cửa hàng siêu thị khoa học, hợp lý, đẹp mắt

-->>> 5 mẹo hàng đầu để trưng bày trong siêu thị nhà sách

1. Nghiên cứu kỹ vị trí, khu vực sẽ thuê mặt bằng

Rất nhiều người đi kinh doanh bắt đầu bằng việc thấy mặt bằng rẻ thì vội ký hợp đồng thuê ngay, sau đó mới thiết lập việc kinh doanh. Điều này có thể dẫn đến rủi ro lớn. Lựa chọn đúng đắn là: “Rẻ chưa đủ – Phải phù hợp”. Một số câu hỏi quan trọng nhất cần phải trả lời khi thuê mặt bằng là: Khu vực này có phù hợp? Khách hàng tiềm năng có hiện diện tại khu vực này không? Mức chi trả của họ là bao nhiêu? Không thể đổ hết lý do cho việc kinh doanh thua lỗ là do chọn sai vị trí đặt mặt bằng, nhưng đây là lý do đầu tiên và quan trọng nhất quyết định sự thành bại của mô hình kinh doanh.

2. Sàng lọc mặt bằng phù hợp

Đây là bước cần phải thu thập rất nhiều thông tin một cách tỉ mỉ và chi tiết. Thứ nhất lọc thông tin về nhân khẩu học: khách hàng tại khu vực đó là nam hay nữ, độ tuổi bao nhiêu? Thứ hai, lọc thông tin về sản phẩm: họ đang sử dụng những sản phẩm gì tương tự với sản phẩm của bạn? Mức giá mà họ chi trả là bao nhiêu cho từng sản phẩm và mức độ thường xuyên sử dụng sản phẩm đó không? Thứ ba, lọc thông tin về đối thủ cạnh tranh: họ đang bán những sản phẩm gì? Tại sao họ lại bán những sản phẩm như vậy? Số một trong lĩnh vực đang kinh doanh của bạn là ai? Họ có điểm gì nổi bật? Những câu hỏi này cũng là cách để các cửa hàng bán lẻ khảo sát và nghiên cứu thị trường trước khi bắt đầu thuê mặt bằng kinh doanh.

3. Đánh giá khả năng sinh lời của mặt bằng

Trong thời gian đầu kinh doanh, bạn sẽ phải chi ra một số tiền lớn, nếu chẳng may chọn phải mặt bằng không tốt, doanh thu sẽ không thể bù đắp được chi phí. Khi ấy, bạn sẽ phải liên tục bỏ thêm tiền túi để duy trì hoạt động cửa hàng đến khi không đủ khả năng xoay xở nữa. Vì thế, ngay từ đầu, bạn cần phải đánh giá chính xác khả năng sinh lời của mặt bằng để tránh việc lãng phí tiền bạc.

Đừng vội thấy giá rẻ mà thuê ngay, vì dù rẻ nhưng ở nơi hẻo lánh, ít người qua lại thì bạn sẽ phải sớm lên phương án để chuyển sang nơi khác. Người biết cách chọn mặt bằng kinh doanh sẽ sẵn sàng bỏ 100 triệu đồng để thuê mặt bằng ở nơi đông dân, gần trường, gần nơi kinh doanh buôn bán có thể đem lại doanh thu tốt, chứ không bao giờ bỏ ra 20 triệu đồng để thuê một địa điểm kinh doanh có nguy cơ thua lỗ.

4. Lưu ý lối đi và chỗ để xe

Một bước khá quan trọng trong việc thuê mặt bằng kinh doanh là ưu tiên các mặt bằng thuận tiện trong giao thông, dễ dàng tìm kiếm, có lề đường rộng rãi để khách để xe khi vào cửa hàng. Ngoài ra, đối với những mặt bằng ở đường một chiều, đường có dải phân cách sẽ là sự lựa chọn mà bạn nên tránh. Bên cạnh đó, bạn nên chọn các mặt bằng không cùng lối đi với hoặc ở chung với chủ nhà, vì nếu họ dắt xe hay ra vào liên tục sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách tại cửa hàng.

Chưa hết, ở các thành phố lớn, các cửa hàng nằm san sát nhau nên bạn cần hỏi kỹ chủ nhà về diện tích mình có thể dùng để giữ xe cho khách. Bạn cần tìm hiểu xem chỗ giữ xe ấy có hợp pháp không, giữ được tối đa bao nhiêu chiếc? Đặc biệt, tại TP. HCM, khi chiến dịch dọn dẹp vỉa hè của ông Đoàn Ngọc Hải đang được thực hiện vô cùng gay gắt thì việc quan tâm đến tính hợp pháp của chỗ giữ xe càng cần được lưu ý.

5. Xúc tiến hợp đồng cẩn thận 

Sau khi cân nhắc, lựa chọn và thương lượng, bạn cần chú ý khi các chi tiết khi ký kết hợp đồng với chủ nhà. Thứ nhất, hợp đồng bắt buộc cần có đủ 7 điểm: giá thuê, diện tích thuê, tiền cọc, thời gian thuê, khoản tăng giá hằng năm, ngày bàn giao nhà đất, tình trạng nhà/đất lúc bàn giao. Thứ hai, bên đưa hợp đồng là bên có lợi. Nếu chủ nhà ngại soạn hợp đồng, bạn hãy giúp đỡ họ làm ngay việc đó.

Thứ ba, nên công chứng hợp đồng, tại bất kỳ phòng công chứng Nhà nước hay phòng công chứng tư nhân nào. Giai đoạn này công chứng viên sẽ xác nhận giúp bạn xem đó có phải là người chủ thật sự của mặt bằng đó hay không. Thứ tư, thỏa thuận rõ các chi phí liên quan trong hợp đồng: chi phí công chứng, chi phí xây dựng sửa chữa (nếu có), thời gian cho việc sửa chữa…

Với 5 bí quyết chọn và thuê mặt bằng kinh doanh hiệu quả đã nêu, hi vọng sẽ giúp ích được bạn khi lựa chọn mặt bằng phù hợp với mô hình kinh doanh. Đặt biêt, nếu bạn cần tư vấn về các thiết bị phục vụ hu cầu kinh doanh khi đã thuê được mặt bằng như hệ thống tính tiền, máy pos, kệ trưng bày,… liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline 0796 700 777. Chúng tôi có 4 văn phòng VP Hồ Chí Minh, VP Nha Trang, VP Đà Nẵng, Hà Nội sẵn sàng phục vụ bạn.

0905295337