Bạn sở hữu cửa hàng bán lẻ đang hoạt động ổn định và có nguồn thu đều đặn. Bạn có tham vọng phát triển cửa hàng này thành hệ thống chuỗi cửa hàng với mục đích nâng cao doanh thu cũng như khẳng định thương hiệu. Để làm được điều này, bạn cần hoạch định kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, cần phải có vốn đầu tư,… Nhưng hơn hết, điều cần làm đầu tiên là tìm hiểu những yếu tố để phát triển cửa hàng bán lẻ thành chuỗi cửa hàng lớn trên thị trường. Tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra phương pháp hữu hiệu nhất.

Bài hay nên đọc

-->>> 30 điểm cần lưu ý khi mở cửa hàng bán lẻ

-->>> Khoảng cách lối đi siêu thị, mini mart bao nhiêu là chuẩn?

-->>> Hệ thống chiếu sáng – thiết kế ánh sáng sáng tạo – thu hút tại cửa hàn bán lẻ mang lại lợi nhuận.

Yếu tố quyết định phát triển cửa hàng bán lẻ thành chuỗi cửa hàng

1. Xác định đúng đối tượng khách hàng

Để đáp ứng nhu cầu mua hàng và khiến khách hàng chi tiêu nhiều hơn, chủ cửa hàng bán lẻ cần tìm hiểu kỹ từng nhóm đối tượng khách hàng. Nhóm khách hàng đầu tiên là những người mua để dùng ngay lập tức, đây có thể là những người trẻ, học sinh, sinh viên mua đồ ăn hoặc thức uống làm sẵn. Nhóm thứ 2 là những người mua sắm thực phẩm sạch trong siêu thị mỗi tuần một lần. Và họ chỉ đến cửa hàng tiện lợi để mua các sản phẩm có thời gian sử dụng ngắn, chẳng hạn như bánh mì, sữa, rau và trái cây,… Nhóm thứ 3 là những người tiêu dùng ngại di chuyển, ưa thích giao dịch mua gần nhà, gần nơi làm việc. Trong số họ, có những người không có ô tô để di chuyển đến siêu thị, những người về hưu, những người làm việc bận rộn không có thời gian để mua sắm. Đó là những nhóm khách hàng tiềm năng mà bạn có thể khai thác và thu hút họ đến với cửa hàng.

2. Cung cấp sản phẩm chủ đạo

Bên cạnh việc tìm hiểu từng đối tượng khách hàng, vấn đề cần quan tâm ngay lúc này là sản phẩm được bày bán. Thay vì bày bán vô số mặt hàng như ở siêu thị, cửa hàng bán lẻ chỉ nên giới thiệu không quá 3 sản phẩm cùng loại ở phân khúc giá khác nhau để khách hàng mua hàng một cách nhanh chóng. Do đó, các sản phẩm bày bán trong cửa hàng tiện lợi nên bao gồm 2500-3000 mặt hàng phổ biến nhất, dễ nhận biết và chất lượng cao.

Ngoài ra, bạn cần xác định sản phẩm nào có mức tiêu thụ cao được khách hàng ưa chuộng. Để làm được điều này, bạn nên phân tích thông tin quản lý doanh số bán hàng hoặc sử dụng bảng khảo sát, sau đó yêu cầu khách hàng điền thông tin và cảm ơn họ bằng một món quà nho nhỏ. Sau khi tìm hiểu, sẽ có trường hợp khách hàng không thích đến cửa hàng bán lẻ chỉ vì “mọi thứ chất đống, lựa chọn phức tạp”. Trong trường hợp này, bạn có thể giảm khoảng 30% số lượng hàng để nhận được sự hài lòng của khách hàng.

3. Thái độ phục vụ

Một lợi thế cạnh tranh của các cửa hàng tiện lợi so với siêu thị lớn là thái độ phục vụ của nhân viên đối với khách hàng. Nếu cửa hàng đã có lượng khách ổn định, bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ sở thích và món hàng họ thường xuyên mua. Bạn cũng có thể hướng dẫn nhân viên thay đổi nghi thức giao tiếp bằng cách chào hỏi thân mật, hướng dẫn tận tình khi khách hàng có yêu cầu. Mua hàng ở những cửa hàng như vậy tâm lý sẽ thoải mái hơn, khách hàng sẵn sàng “chi tiền” để mua những mặc hàng đắt vì cung cách phục vụ tốt của nhân viên.

4. Hệ thống kệ trưng bày

Kệ trưng bày đóng vai trò quan trọng trong cửa hàng bán lẻ. Đây là thiết bị giúp trưng bày, sắp xếp hàng hóa một cách gọn gàng và bắt mắt. Khác với hệ thống kệ trong 1 cửa hàng, kệ trưng bày trong chuỗi cừa hàng cần sự thống nhất về màu sắc cũng như kích thước để tăng tính nhận dạng thương hiệu đối với khách hàng. Ngoài ra, thống nhất mẫu kệ tạo sự chuyên nghiệp, thu hút khách hàng. Tùy vào từng mặt hàng, không gian, chúng tôi sẽ tư vấn, thiết kế mẫu kệ phù hợp với chi phí tối ưu nhất.

Hi vọng những phương pháp phát triển cửa hàng bán lẻ thành chuỗi cửa hàng nêu trên sẽ cung cấp đến bạn nhiều thông tin bổ ích. Thường xuyên cập nhật trang web https://vietposrack.vn/ hoặc fanpage https://www.facebook.com/vietpos.rack để có cơ hội tìm hiểu nhiều thông tin thú vị khác nhé!

Gọi ngay
0905295337